NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG TOÀN CẦU
Nguy cơ khủng hoảng năng lượng đe dọa toàn cầu
Nỗ lực loại bỏ than đá, giữa lúc nhu cầu năng lượng tăng vọt để phục hồi sau đại dịch, khiến nhiều nước thiếu nghiêm trọng nguồn cung.
Trong bối cảnh mùa đông đang đến gần, nhiệt độ giảm dần ở Bắc Bán cầu, nhu cầu sưởi ấm trở thành tất yếu. Tuy nhiên, các kho dự trữ năng lượng tại châu Âu đang ở mức thấp đáng báo động.
Rắc rối bắt đầu từ mùa đông năm ngoái, khi thời tiết lạnh bất thường khiến nhu cầu sưởi ấm tăng vọt, làm giảm nghiêm trọng trữ lượng khí đốt xuống mức đáng lo ngại là 30% vào tháng 3. Tới mùa xuân, với chiến dịch tiêm chủng Covid-19 thành công, hoạt động kinh doanh và tiêu dùng tại châu Âu tăng trở lại nhanh chóng, thúc đẩy làn sóng tiêu thụ năng lượng mới.
Nhu cầu tiếp tục gia tăng trong mùa hè, do thời tiết nóng bức khiến người dân sử dụng điều hòa và các hệ thống làm mát nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu tăng không đi kèm với sự gia tăng về nguồn cung, khi dòng khí đốt Nga, Na Uy và Algeria cung cấp cho châu Âu vẫn ở mức bình thường bất chấp giá cả tăng. Trong khi đó, các nhà máy điện hạt nhân lạc hậu của châu Âu đang bị loại bỏ dần hoặc hoạt động ngày càng kém hiệu quả.
Tim Gore, chuyên gia thuộc Viện Chính sách Môi trường châu Âu, cho biết ngoài những lý do trên, nhiều yếu tố khác đang khiến vấn đề thêm trầm trọng. “Chúng tôi đã thành công trong việc đưa than đá khỏi mạng lưới điện, nhưng nguồn năng lượng từ gió gần đây lại sụt giảm vì thời tiết”, Gore giải thích.
Hệ quả là giá khí đốt tại châu Âu đã tăng gần 500% trong năm qua. Dù Liên minh châu Âu (EU) đang dần cắt giảm sự phụ thuộc lâu nay vào nhiên liệu hóa thạch, với việc năng lượng tái tạo lần đầu tiên trở thành nguồn điện chính của khối vào năm ngoái, sự thay đổi này chưa đủ nhanh và rộng rãi để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.
Giờ đây, ngay cả một mùa đông với mức nhiệt bình thường tại Bắc Bán cầu cũng có nguy cơ đẩy giá khí đốt ở hầu hết khu vực trên thế giới lên cao. Các nhà hoạch định hy vọng thời tiết sẽ không quá cực đoan, bởi đã quá muộn để tăng nguồn cung.
“Nếu mùa đông năm nay thực sự lạnh, chúng tôi lo ngại sẽ không có đủ khí đốt để sưởi ấm tại châu Âu”, Amos Hochstein, cố vấn cấp cao về an ninh năng lượng tại Bộ Ngoại giao Mỹ, cảnh báo, nói thêm rằng đối với một số nước, tình trạng thiếu khí đốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
![]() |
Châu Á cũng rơi vào tình huống tương tự, khi các nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng đang phải trả mức giá kỷ lục đối với thời điểm này trong năm nhằm đảm bảo nguồn cung. Một số bắt đầu tăng cường mua những nhiên liệu có hại cho môi trường hơn như than và dầu sưởi, phòng trường hợp thiếu năng lượng.
Tình trạng này có thể gây suy yếu nỗ lực đạt những mục tiêu đầy tham vọng về môi trường của chính phủ các nước, bởi khí đốt thải ra lượng CO2 khoảng một nửa so với than đá.
Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc, nước mua nhiều khí đốt nhất thế giới, đã không tăng dự trữ khí đốt đủ nhanh, dù lượng nhập khẩu gần gấp đôi so với năm ngoái, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực thúc đẩy giảm ô nhiễm.
Mục tiêu này buộc chính quyền nhiều tỉnh ở Trung Quốc phải áp dụng những biện pháp tình thế như cắt điện diện rộng, mặc dù tình trạng thiếu than cũng được cho là một lý do gây ra cảnh khan hiếm điện đang bao trùm đất nước. Một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể khiến tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc thêm trầm trọng, khi giới chức sử dụng khí đốt để thắp sáng và sưởi ấm cho các hộ gia đình trong mùa đông thay vì sản xuất điện.
Việc các nhà máy Trung Quốc bị thiếu điện sẽ dẫn đến giá thép và nhôm toàn cầu tăng vọt. Tại châu Âu, chi phí năng lượng tăng đột biến cũng đã buộc một số nhà máy phân bón phải giảm sản lượng, cùng nhiều cơ sở sản xuất khác sắp rơi vào cảnh tương tự. Vì vậy, chi phí sản xuất của nông dân có nguy cơ cũng tăng, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực toàn cầu.
Sau khi châu Âu dần nối lại hoạt động, các nước Đông Á cũng tái khởi động nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu năng lượng gia tăng. Các dịch vụ cung cấp điện tại Nhật Bản và Hàn Quốc phần lớn được đảm bảo nhờ những hợp đồng khí tự nhiên hóa lỏng dài hạn.
Tuy nhiên, Công ty Điện lực Hàn Quốc hôm 23/9 thông báo sẽ tăng giá điện lần đầu tiên trong vòng 8 năm, bởi một đợt lạnh đột ngột có thể buộc các công ty phải mua khí đốt khẩn cấp với giá cao kỷ lục. Tình huống này đã xảy ra vào mùa đông năm ngoái.
Chi phí đảm bảo nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng thậm chí châm ngòi bất đồng chính trị tại Pakistan, khi các chính trị gia đối lập yêu cầu điều tra hoạt động nhập khẩu mặt hàng này do các công ty quốc doanh thực hiện.
Tại Brazil, dòng chảy trên lưu vực sông Parana xuống mức thấp nhất trong gần một thế kỷ, khiến sản lượng thủy điện giảm, buộc các công ty điện lực phải phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt. Hồi tháng 7, nước này tăng lượng nhập khẩu khí đốt lên mức cao kỷ lục, khiến hóa đơn điện của các hộ gia đình cũng tăng vọt.
“Cơn khát” năng lượng từ châu Á, châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ khiến cả thế giới hướng đến các nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng như Qatar, Mỹ, Trinidad và Tobago.
“Mọi khách hàng của chúng tôi đều có nhu cầu rất lớn, nhưng không may, chúng tôi không thể đáp ứng tất cả”, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Al-Kaabi cảnh báo tại một hội nghị trong tháng này.
Trong khi đó, các nhà xuất khẩu Mỹ sẵn sàng vận chuyển nhiều hàng hơn nhờ những dự án khai thác mới đi vào hoạt động. Tuy nhiên, việc tăng cường xuất khẩu đồng nghĩa với lượng khí đốt trong nước giảm bớt.
Dù giá khí đốt tại Mỹ thấp hơn đáng kể so với châu Âu và châu Á, chúng đang ở gần mức cao nhất kể từ năm 2014. Lượng khí đốt dự trữ cũng đang thấp hơn mức trung bình theo mùa. Tổ chức Người tiêu dùng Năng lượng Công nghiệp Mỹ đã yêu cầu Bộ Năng lượng nước này giảm xuất khẩu cho tới khi lượng khí đốt dự trữ trở lại mức bình thường.
Động thái này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt năng lượng ở nước ngoài. Vì vậy, giới quan sát nhận định nền kinh tế thế giới có khả năng sẽ “thấm đòn” từ sự phụ thuộc vào khí đốt trong mùa đông năm nay.
Cạn kiệt năng lượng
Nguyên nhân chính của sự tăng giá mạnh này là do nguồn cung suy giảm, nhu cầu phục vụ cho phục hồi nền kinh tế tăng cao hay việc tích trữ chuẩn bị cho mùa Đông đang đến. Nhiều quốc gia hiện đang phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên hơn bao giờ hết để có nguồn nhiên liệu sưởi ấm.
Thời gian qua, châu Âu cũng bắt tay vào việc đẩy mạnh sản xuất nhằm phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Tuy nhiên, đà hồi phục chủ yếu dựa vào hàng hóa được sản xuất trong các ngành thâm dụng năng lượng, chứ không phải ngành dịch vụ, khiến nhu cầu năng lượng tăng mạnh. Châu Âu đã trải qua tháng Tư và tháng Năm với thời tiết lạnh giá đột biến khiến nhu cầu tăng và trữ lượng khí đốt tự nhiên giảm bất thường so với mọi năm.
Trong khi đó, nguồn cung của các loại năng lượng khác lại không ở mức giống các năm trước. Thời tiết mùa Hè khá êm đềm khiến các trang trại gió ở Biển Bắc hoạt động ở công suất thấp. Đồng thời, các quốc gia châu Âu cũng loại bỏ than đá khỏi mạng lưới điện để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Còn Đức đang loại bỏ dần điện hạt nhân vào năm 2022.
Nhưng vấn đề chưa dừng lại ở đó. Châu Âu đã bị Trung Quốc “vượt mặt” trong việc thu mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để tập trung phát triển nền kinh tế xanh hơn. Thế nhưng, bản thân quốc gia châu Á này vẫn chưa thể đổ đầy các kho dự trữ dù đã tăng gần gấp đôi sản lượng nhập khẩu so với năm ngoái.
Thời gian qua, châu Âu cũng bắt tay vào việc đẩy mạnh sản xuất nhằm phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Tuy nhiên, đà hồi phục chủ yếu dựa vào hàng hóa được sản xuất trong các ngành thâm dụng năng lượng, chứ không phải ngành dịch vụ, khiến nhu cầu năng lượng tăng mạnh. |
Ngoài ra, theo một số chuyên gia, cuộc khủng hoảng năng lượng này còn nhuốm màu địa chính trị. Ngày 22/9, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cảnh báo về việc thao túng giá nhiên liệu ở châu Âu.
Đồng tình với ý kiến này, 40 thành viên Nghị viện châu Âu đã công bố bức thư cáo buộc Công ty Gazprom của Nga thao túng giá khí đốt. Họ cho biết lượng khí đốt của Nga qua Ukraine giảm dần là hành động có chủ đích nhằm buộc Đức phải kích hoạt đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 vừa hoàn thành qua biển Baltic. Phía Gazprom bác bỏ cáo buộc.
Trước tình hình đó, Na Uy, quốc gia cung cấp khoảng 20% lượng khí đốt tự nhiên tại châu Âu, đang cố gắng hỗ trợ các nước trong khu vực. Tuần qua, tập đoàn năng lượng Na Uy Equinor thông báo sẽ tăng xuất khẩu bắt đầu từ tháng 10. Nhưng trong ngắn hạn, các chuyên gia cảnh báo áp lực lên giá nhiên liệu khó có thể giảm bớt.
Link gốc https://thietbidienthanhtrung.com/
Bài viết liên quan
catalog công tơ 3 pha cơ khí emic
TÍNH NĂNG KỸ THUẬT Chủng loại:+ Công tơ điện 3 pha hữu công(kWh): 3 phần tử (3 pha 4 dây) hoặc 2 phần tử (3 pha 3 dây). Tiêu chuẩn: IEC 62052-11, IEC 62053-11, IEC 60521 Điện áp danh định:+ 3 pha 4 dây: 57,8/100V; 63,5/110V; 120/208V; 127/220V; 133/230V; 230/400V; 240/415V.+ 3 pha 3 dây:100V; 110V; […]
Cách tính chọn tụ bù công suất
Cách tính dung lượng tụ bù Nhiều cách tính dung lượng tụ bù rất thực tế, dễ áp dụng để nâng cao hệ số công suất cos phi, giảm tiền phạt cos phi Các phương pháp tính dung lượng cần bù Tính dung lượng tụ bù từ công suất tiêu thụ và cos phi thực […]
Thiết kế tủ điện công nghiệp
Việc thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng, góp phần vào sự ổn định và an toàn của hệ thống điện, máy móc. Tủ điện công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống điện hoặc hệ thống máy móc trong nhà máy. Tuy nhiên các bước nói chung […]
Tính bậc cầu thang cho người xây nhà mới
Cách Tính Số Bậc Cầu Thang Theo Phong Thuỷ Đơn Giản Và Chuẩn Nhất cho nhà mới Tại sao cần phải tính bậc cầu thang theo phong thủy khi xây dựng nhà ở? Cách tính bậc cầu thang theo phong thuỷ Cách Hóa giải cầu thang rơi vào cung xấu Cách tính bậc cầu thang […]
Cách kiểm tra để biết có ăn cắp điện không.
Hai cách phát hiện bị ăn gian tiền điện Trong khi câu chuyện minh bạch tiền điện vẫn đang bị đem ra mổ xẻ, mỗi gia đình cần tự bảo vệ quyền lợi của mình. Thời gian qua, những câu chuyện về hóa đơn tiền tiện tăng đột biến, đề xuất mức giá mới theo bậc, những […]